*---*4rUm*-of-*B1class*---*
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

*---*4rUm*-of-*B1class*---*

Welcome To * B1 * !!!
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Hướng dẫn làm đề thi Kỹ Nghệ Phần mềm

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
nhokkuteluv
Ác Ma
Ác Ma
nhokkuteluv


Tổng số bài gửi : 29
Join date : 30/03/2010
Age : 30
Đến từ : Chris

Hướng dẫn làm đề thi Kỹ Nghệ Phần mềm Empty
Bài gửiTiêu đề: Hướng dẫn làm đề thi Kỹ Nghệ Phần mềm   Hướng dẫn làm đề thi Kỹ Nghệ Phần mềm Empty5/4/2010, 9:28 pm

Hướng dẫn làm bài thi chuyên ngành Kỹ nghệ phần mềm
Ngày cập nhật: 25/03/2010
Kỳ thi có 3 nội dung: Tư duy Toán, Tư duy logic và viết Luận được chia làm 4 phần nhỏ. Phần 1, 2 và 3 là trắc nghiệm Toán và Tư duy logic, mỗi câu đúng được 1 điểm, câu sai không bị trừ điểm bao gồm 90 câu. Thời gian dành cho 3 phần này là 120 phút. Phần 4 dưới dạng viết luận bằng tiếng Việt trong vòng 60 phút theo yêu cầu cho trước.

Phần 1: Kỹ năng tính toán, 20 câu

Phần 2: Kỹ năng phân tích, xử lý tính đầy đủ của thông tin để giải quyết bài toán, 25 câu

Phần 3: Lập luận logic, 45 câu

Phần 4: Viết luận bằng tiếng Việt (60 phút)

Hướng dẫn chi tiết từng phần

Phần 1:
Phần này gồm 20 câu hỏi nhằm mục đích kiểm tra kỹ năng làm việc với các con số (kỹ năng tính toán) của thí sinh.



Ví dụ:

Trong các năm 1997, 1998, 1999 lương của An được tăng 10% mỗi năm. Hỏi lương của An năm 1999 đã tăng bao nhiêu phần trăm so với năm 1997?

(A) 10%

(B) 11%

(C) 20%

(D) 21%

(E) 30%



Giải: Giả thiết L là lương của An năm 1997. Năm 1998 lương của An là 110% của L hay là (1.1)L và năm 1999 sẽ là 110% của (1.1)L = (1.1)(1.1)L = 1.21 L. Như vậy lương của An năm 1999 đã tăng 21% so với năm 1997. Đáp án (D)

Phần 2:
Phần này gồm 25 câu và 5 phương án trả lời cho trước (A,B,C,D,E) chung cho tất cả các câu. Mỗi câu hỏi sẽ có 2 dữ kiện đi kèm (1) và (2). Nhiệm vụ của thí sinh là tìm ra phương án đúng (trong 5 phương án trả lời cho trước) cho mỗi câu hỏi.



5 phương án trả lời cho trước như sau:

(A) Dùng một mình dữ kiện (1) là đủ để có thể trả lời câu hỏi, nhưng dùng một mình dữ kiện (2) thì không đủ.

(B) Dùng một mình dữ kiện (2) là đủ để có thể trả lời câu hỏi, nhưng dùng một mình dữ kiện (1) thì không đủ.

(C) Phải dùng cả 2 dữ kiện (1) và (2) mới trả lời được câu hỏi, tách riêng từng dữ kiện sẽ không trả lời được.

(D) Chỉ cần dùng một dữ kiện bất kỳ trong 2 dữ kiện đã cho cũng đủ để trả lời được câu hỏi.

(E) Dùng cả 2 dữ kiện đã cho cũng không thể trả lời được câu hỏi.
Ví dụ 1:

Cho biết k là một số nguyên. Hỏi k có chia hết cho 12 không?

(1) k chia hết cho 4

(2) k chia hết cho 3

Giải: Riêng dữ kiện (1) là không đủ để trả lời, chẳng hạn 24 và 16 đều chia hết cho 4 nhưng 24 thì chia hết cho 12 còn 16 thì không. Riêng dữ kiện (2) cũng không đủ để trả lời, chẳng hạn 24 và 15 đều chia hết cho 3 nhưng 24 thì chia hết cho 12 còn 15 thì không.

Từ dữ kiện (1) suy ra k = 4m với m là một số nguyên. Giả thiết dữ kiện (2) cũng được đáp ứng, khi đó 4m sẽ chia hết cho 3. Do 4 không chia hết cho 3 nên m sẽ phải chia hết cho 3. Từ đây ta suy ra m = 3n với n là một số nguyên => k = 4 x 3n = 12n, chia hết cho 12. Như vậy dùng cả 2 dữ kiện (1) và (2) sẽ trả lời được câu hỏi đặt ra ở trên. Đáp án (C)

Ví dụ 2:

x có phải là một số chẵn (Giả thiết n và p là các số nguyên)?

(1) x = (n + p)2

(2) x = 2n + 10p

Giải: Dễ dàng nhận thấy từ dữ kiện (2) sẽ suy ra được x là số chẵn vì 2n + 10p = 2(n + 5p) là một số chia hết cho 2. Dữ kiện (1) là không đủ để trả lời câu hỏi x có phải là số chẵn hay không, chẳng hạn (1 + 3)2 = 16 là số chẵn, còn (2 + 3)2 = 25 lại là số lẻ. Như vậy đáp án sẽ là (B).

Phần 3:
Phần này gồm 45 câu hỏi nhằm mục đích kiểm tra năng lực phân tích của thí sinh. Có 2 dạng câu hỏi cơ bản và cả 2 đều đỏi hỏi khả năng lập luận mạnh: lập luận phân tích (khoảng 38 câu) và lập luận logic (khoảng 12 câu). Mỗi câu hỏi hoặc nhóm câu hỏi sẽ dựa trên một bài toán tình huống hoặc một nhóm các điều kiện. Việc vẽ bảng hoặc biểu đồ sẽ rất có ích cho thí sinh trong việc trả lời một số câu hỏi.

Ví dụ 1 (Câu hỏi 1 - 4)

Có 6 nhà ngoại giao A, B, C, D, E, F ngồi với nhau. Không phải tất cả đều nói cùng một ngôn ngữ nhưng mỗi ngôn ngữ đều có đủ số người biết để họ có thể dịch lẫn cho nhau.

- A và D chỉ nói được tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Ý

- B chỉ nói được tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nga

- C chỉ nói được tiếng Đức và tiếng Ý

- E chỉ nói được tiếng Ý

- F chỉ nói được tiếng Nga

Câu 1: Ngôn ngữ nào được nhiều người nói nhất?

(A) tiếng Anh

(B) tiếng Pháp

(C) tiếng Đức

(D) tiếng Ý

(E) tiếng Nga

Câu 2: Cặp nào sau đây có thể nói chuyện không cần phiên dịch?

(A) A và F

(B) B và C

(C) B và E

(D) E và F

(E) B và F

Câu 3: Ai có thể làm phiên dịch cho B và C?

I. A

II. D

III. E

IV. F

(A) Chỉ I

(B) I và II

(C) I, II và III

(D) II, III và IV

(E) I, II và IV



Câu 4. Nếu C và F muốn nói chuyện với nhau thì họ sẽ cần ít nhất mấy phiên dịch?

(A) 0

(B) 1

(C) 2

(D) 3

(E) 4

Giải: Ta vẽ bảng sau:




tiếng Anh
tiếng Pháp
tiếng Ý
tiếng Nga
tiếng Đức
A



Không
Không
B


Không

Không
C
Không
Không

Không

D



Không
Không
E
Không
Không

Không
Không
F
Không
Không
Không

Không


Câu 1: Dễ dàng nhận thấy tiếng Ý có nhiều người nói nhất (4: A, C, D, E). Đáp án (D)



Câu 2: Chỉ có 1 trong 5 cặp được liệt kê là có chung ngôn ngữ, đó là B và F (cùng nói tiếng Nga). Đáp án (E)



Câu 3: Cả A và D đếu có thể nói chuyện bằng tiếng Anh với B, sau đó dịch sang tiếng Ý cho C. E và B không có ngôn ngữ nào chung, vì vậy E không thể làm phiên dịch cho B. Tương tự F và C cũng không có ngôn ngữ nào chung, vì vậy F không thể làm phiên dịch cho C. Như vậy đáp án đúng là (B)



Câu 4: Người duy nhất có thể nói chuyện trực tiếp với F là B (bằng tiếng Nga), như vậy cần ít nhất là 1 phiên dịch cho C và F. Tuy nhiên B và C không thể nói chuyện trực tiếp với nhau, bởi vậy ta cần ít nhất thêm một phiên dịch nữa. Trong lời giải câu hỏi trước (câu 3) ta đã biết rằng B và C chỉ cần 1 phiên dịch (A hoặc D). Như vậy số phiên dịch ít nhất cần để cho C và F nói chuyện được với nhau là 2. Đáp án (C)



Ví dụ 2:

"Nếu Bình là thành viên của đội tuyển bóng đá thì Bình cũng là thành viên của đội tuyển bóng chuyền". Phát biểu trên được rút ra bằng cách suy luận logic từ phát biểu nào sau đây?

(A) Tất cả các thành viên của đội tuyển bóng chuyền là thành viên của đội tuyển bóng đá

(B) Bình là thành viên của đội tuyển bóng chuyền hoặc đội tuyển bóng đá.

(C) Người nào là thành viên của đội tuyển bóng đá thì cũng là thành viên của đội tuyển bóng chuyền.

(D) Một vài thành viên của đội tuyển bóng chuyền cũng là thành viên của đội tuyển bóng đá.

(E) Bình là thành viên của đội tuyển bóng đá.



Giải: (B) và (E) không liên quan trực tiếp đến phát biểu trên. Từ (A) không thể suy ra phát biểu trong đề bài (chẳng hạn đội bóng chuyền có 6 người A1, A2, A3, A4, A5, A6 - tất cả đều là thành viên của đội bóng đá gồm 7 người A1, A2, A3, A4, A5, A6 và Bình. Như vậy Bình là thành viên của đội tuyển bóng đá nhưng không phải là thành viên của đội tuyển bóng chuyền). Từ (D) rõ ràng cũng không suy ra được phát biểu trong đề bài. Đáp án (C): Phát biểu đúng cho mọi thành viên của đội tuyển bóng đá, tức là cũng đúng cho Bình nếu Bình là thành viên của đội tuyển bóng đá.

Phần 4: Viết luận (60 phút)
Đề bài ví dụ:



Bạn hãy viết một bài luận (tối đa 3,5 trang giấy) để giúp chúng tôi hiểu về bạn, về những điều mà bạn đã trải nghiệm, về các giá trị của cuộc sống mà bạn trân trọng hay về những điều mà bạn quan tâm. Bạn có thể kể về một con người hoặc một sự kiện có ảnh hưởng đặc biệt đến cuộc đời của bạn (giải thích tại sao) hoặc bạn có thể viết về bất kỳ điều gì mà bạn cho rằng sẽ giúp chúng tôi hiểu bạn rõ hơn.
Về Đầu Trang Go down
https://www.facebook.com/profile.php?ref=profile&id=10000
MR.B.*Sky*
Chúa Tể Bóng Tối
Chúa Tể Bóng Tối
MR.B.*Sky*


Tổng số bài gửi : 131
Join date : 01/04/2010
Age : 30
Đến từ : ۰۪۪۫۫●۪۫۰Blu3Sky۰۪۪۫۫●۪۫۰

Hướng dẫn làm đề thi Kỹ Nghệ Phần mềm Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hướng dẫn làm đề thi Kỹ Nghệ Phần mềm   Hướng dẫn làm đề thi Kỹ Nghệ Phần mềm Empty6/4/2010, 5:22 pm

post cái này còn tạm tạm Hướng dẫn làm đề thi Kỹ Nghệ Phần mềm Panda35
Về Đầu Trang Go down
AdukA
Administrator
Administrator
AdukA


Tổng số bài gửi : 119
Join date : 13/06/2009
Age : 30
Đến từ : Somewhere We Belong

Hướng dẫn làm đề thi Kỹ Nghệ Phần mềm Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hướng dẫn làm đề thi Kỹ Nghệ Phần mềm   Hướng dẫn làm đề thi Kỹ Nghệ Phần mềm Empty8/4/2010, 2:17 pm

Trích dẫn :
Ví dụ 2:

x có phải là một số chẵn (Giả thiết n và p là các số nguyên)?

(1) x = (n + p)2

(2) x = 2n + 10p

Giải: Dễ dàng nhận thấy từ dữ kiện (2) sẽ suy ra được x là số chẵn vì 2n + 10p = 2(n + 5p) là một số chia hết cho 2. Dữ kiện (1) là không đủ để trả lời câu hỏi x có phải là số chẵn hay không, chẳng hạn (1 + 3)2 = 16 là số chẵn, còn (2 + 3)2 = 25 lại là số lẻ. Như vậy đáp án sẽ là (B).

x = (n + p)2 không phải là số chẵn thì là số gì ? Mà 2 cái phép tính tao bôi đỏ sao lạ thế ? Không lẽ đề thi này ho lao àh?
Về Đầu Trang Go down
https://teamb1.forumvi.com
Sponsored content





Hướng dẫn làm đề thi Kỹ Nghệ Phần mềm Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hướng dẫn làm đề thi Kỹ Nghệ Phần mềm   Hướng dẫn làm đề thi Kỹ Nghệ Phần mềm Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Hướng dẫn làm đề thi Kỹ Nghệ Phần mềm
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» pà kon B1 nghe đây ai có chung chí hướng với tui làm thử đề Kỹ sư software nak nhá
» hội chợ dịp hè phần 1
» hội chợ dịp hè phần 2
» Hướng dẫn post hình ảnh + video lên 4rum
» Hướng dẫn làm đề thi Tài Chính Ngân hàng và Quản trị Kinh Doanh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
*---*4rUm*-of-*B1class*---* :: Góc Học Tập :: Đề thi-
Chuyển đến